Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

[PGD] Kế hoạch thi đua thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012

Số: 197/KH-PGDĐT
Ngày: 12/9/2011

Thực hiện phương hướng nhiệm vụ năm học 2011 – 2012 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Biên Hòa; triển khai việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung; cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động; Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ tập trung thực hiện những nội dung chủ yếu về công tác thi đua khen thưởng trong năm học 2011-2012 như sau:

Tải về:

[SGD]Hướng dẫn dạy Nghề phổ thông Năm học 2011-2012

Hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở cấp THCS là nội dung giáo dục tự chọn (theo văn bản số 607/BGDĐT-GDTrH ngày 16/8/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) với thời lượng 70 tiết (2 tiết/tuần). Nghề phổ thông (NPT) là 1 trong 3 môn học tự chọn(NN2, Tin học, Nghề phổ thông).

Căn cứ nhiệm vụ năm học 2011-2012 của Sở GD&ĐT; Sở GD&ĐT hướng dẫn tổ chức dạy nghề phổ thông như sau:
1. Tổ chức dạy nghề phổ thông:
- Hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở cấp THCS là nội dung giáo dục tự chọn (theo văn bản số 8607/BGDĐT-GDTrH ngày 16/8/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) với thời lượng 70 tiết (2 tiết/tuần). Nghề phổ thông (NPT) là 1 trong 3 môn học tự chọn (NN2, Tin học, Nghề phổ thông) “Tin học trong chương trình NPT là Tin học văn phòng”, có thể bố trí thời lượng dạy học tự chọn trong Kế hoạch giáo dục của các trường, trung tâm hoặc bố trí dạy học ngoài 6 buổi/tuần.
- Hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở cấp THPT là nội dung giáo dục được quy định trong kế hoạch giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo); Chương trình GDNPT lớp 11 có 105 tiết (3 tiết/tuần), bố trí ngoài thời lượng học 1 buổi/ngày. Tài liệu dạy học do Bộ GD&ĐT ban hành có 11 NPT: làm vườn, nuôi cá, trồng rừng, gò, điện dân dụng, điện tử dân dụng, sửa chữa xe máy, cắt may, nấu ăn, thêu tay, tin học văn phòng.

Xem tiếp .....

+ Kết quả thi nghề phổ thông lần 2 năm học 2010-2011

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011

Quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

Các quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010.

Tải về:

[PGD] Báo cáo tình hình học sinh và giáo viên đầu năm học 2011-2012

Số: 291/PGDĐT-TCCB
Ngày: 08/9/2011

Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Hiệu trưởng các trường báo cáo số liệu học sinh, giáo viên của trường tại thời điểm 08-9-2011 theo mẫu sau:

Tải về:

[PGD]Hướng dẫn lập hồ sơ hết thời gian thử việc đối với viên chức ngành giáo dục 2011

Số: 285/PGDĐT-TCCB
Ngày: 07/9/2011
"....
1.    Phạm vi và đối tượng:
Những người được tuyển dụng bổ nhiệm vào ngạch viên chức là những người được giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên, làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước phải thực hiện chế độ thử việc.
2.    Tiêu chuẩn đối với người thử việc (hợp đồng lần đầu):
Những người được tuyển dụng vào làm việc phải thực hiện chế độ thử việc và phải hoàn thành các tiêu chuẩn sau:
-      Thực hiện theo Nghị định 116/2003/NĐ-CP ngày 10-10-2003 của Chính phủ “ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước”.
-      Thực hiện nhiệm vụ, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị, thực hiện chế độ trách nhiệm của vị trí được phân công.
-      Bổ sung và củng cố các kiến thức kỹ năng theo yêu cầu về trình độ, hiểu biết của ngạch sẽ được bổ nhiệm.
-      Thực hiện các chế độ chính sách và các quy định có liên quan đến công việc và vị trí công tác.
-      Thực hiện các công việc của ngạch viên chức sẽ được bổ nhiệm vào các công việc sẽ được phân công.
3.    Thời gian thử việc đối với người được tuyển dụng ngày 01-9-2010.
Hợp đồng làm việc lần đầu (thử việc) có thời gian bằng thời gian thử việc ứng với mỗi loại viên chức.
-      Đối với viên chức loại A: bao gồm những người được tuyển dụng vào ngạch có yêu cầu chuẩn trình độ giáo dục đại học trở lên (cao đẳng, đại học…); thì thời gian thử việc 12 tháng.
-      Đối với viên chức loại B: bao gồm những người được tuyển dụng vào những ngạch có yêu cầu chuẩn là trình độ giáo dục nghề nghiệp (trung học sư phạm) thì thời gian thử việc là 6 tháng.
-      Đối với viên chức loại C: bao gồm những người được tuyển dụng vào những ngạch có yêu cầu chuẩn là trình độ giáo dục nghề nghiệp (Ytá) thì thời gian thử việc là 3 tháng.
Hết thời gian thử việc, người thử việc phải viết bản tự nhận xét kết quả thử việc theo nội dung sau:
+      Về phẩm chất đạo đức;
+      Về năng lực, trình độ và kết quả làm việc, học tập trong thời gian thử việc;
+      Về ý thức tổ chức, chấp hành kỷ luật, nội quy, quy chế của đơn vị;
+      Về việc chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
-      Người thử việc bị thi hành kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên thì người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức ra quyết định bằng văn bản chấm dứt hợp đồng làm việc.
-      Người thử việc không đạt yêu cầu thử việc thì người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức ra quyết định bằng văn bản chấm dứt hợp đồng làm việc trong các trường hợp sau:
+      Viên chức có nguyện vọng chấm dứt hợp đồng làm việc lần đầu trước thời gian thử việc, Hiệu trưởng lập văn bản báo cáo gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo, để Phòng trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quyết định hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với viên chức có nguyện vọng chấm dứt hợp đồng làm việc lần đầu.
+      Đơn vị sự nghiệp không còn nhu cầu vị trí công việc của ngạch viên chức đang đảm nhiệm, đồng thời không có vị trí phù hợp để bố trí viên chức vào công việc khác;
+      Viên chức không đáp ứng được yêu cầu công việc của ngạch đảm nhiệm.
-       Người thử việc bị chấm dứt hợp đồng làm việc sẽ được trợ cấp bằng 1 tháng lương và phụ cấp (nếu có) đang hưởng và tiền tàu xe về nơi thường trú.
4.    Chế độ, chính sách đối với người thử việc và hướng dẫn thử việc.
Người thử việc và người hướng dẫn thử việc thực hiện theo điều 20 và 21 Nghị định 116/2003/NĐ-CP ngày 10-10-2003 của Chính phủ “ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước”.
..."
Tải về

Bài đăng phổ biến