Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

[CP}Xử phạt vi phạm hành chính trong giáo dục

Nghị định Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
Nội dung quy định mức phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 100 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm về:
  • ­Thành lập, tổ chức, hoạt động giáo dục (GD) của cơ sở GD,
  • ­Chương trình, nội dung và kế hoạch GD (dạy không đủ số tiết  hoặc nội dung kiến thức môn học theo quy định);
  • ­Tuyển sinh, thi tuyển, thi tốt nghiệp; đánh giá kết quả học tập, hình thức kỷ luật buộc thôi học;
  • ­Quản lý, cấp phát văn bằng, quản lý hồ sơ người học, sử dụng nhà giáo;
  • ­Sử dụng sách giáo khoa, tài liệu GD và cung ứng, sử dụng thiết bị GD;
  • ­Học phí, lệ phí và các khoản thu khác từ người học;
  • ­Phổ cập giáo dục.
Tải về:

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

[SGD]Hướng dẫn vật tư thi Nghề phổ thông lần 2 cấp THCS, THPT năm 2010-2011

Ban Chỉ đạo Kỳ thi Nghề phổ thông lần 2 năm học 2010-2011 thông báo đến các trường THCS, THPT có học sinh đăng ký dự thi NPT kỳ thi ngày 28/8/2010 như sau:
                   I. Phần lý thuyết : Thời gian thi các nghề: 45 phút, Giờ mở đề thi: 7giờ 40, Tính giờ làm bài từ 8 giờ00 phút đến 8 giờ 45 phút.
  Lưu ý:
  F      Học sinh cần mang theo viết chì để làm bài trắc nghiệm.
  F      Giấy làm bài thi : các đơn vị nhận tại Sở GDĐT kèm các loại Hồ sơ, biên bản.
  F      Tiền giấy thi và các loại Hồ sơ : nộp cho Thầy Kỷ (phòng GDTrH) và ngày 26/8/2011.
                  II. Phần thực hành : Mở đề thi cho tất cả các nghề: 9 giờ 10 ngày 28/8/2011
  Riêng môn Nấu ăn, giờ mở đề thi thực hành là 8giờ 00 ngày 27/8/2011; thí sinh bốc thăm vào ngày 27/8/2011. Sau khi đã học xong quy chế thi; Thí được chuẩn bị trước nguyên liệu theo đề thi nhưng chỉ được sơ chế (rửa, cắt, thái, ướp gia vị) không được làm chín.
  1. Điện gia dụng: thời gian thi 90 phút , tính giờ làm bài từ 9 giờ 20. Thi tại phòng thi lý thuyết, thí sinh cần mang theo: Bảng gỗ 40 x 60 cm; Dây điện đôi 24 (5m); Ống luồn dây dẹp 2 cm (1 cây); Táplô nhựa 15 x 20 cm(1 cái); Cầu chì(2 cái); Công tắc 2 chấu(2 cái); Công tắc 3 chấu(2 cái); Ổ cắm(1 cái); Phích cắm (1 cái); Đèn tròn có đuôi cài (2 cái); Vít 2 cm(20 con); Vít 1cm (20 con); Băng keo điện (1 cuộn); Dụng cụ dùng trong lắp đặt : Kìm vạn năng, tua vít, kéo, dùi …
                  2. Nấu ăn: thời gian thi 60 phút/ca, tính giờ làm bài từ 9 giờ 20. Thi tại sân trường hoặc phòng thực hành nấu ăn (nếu có). Thi theo ca do Chủ tịch Hội đồng bố trí(không bố trí 01 giám khảo chấm không quá 02 phòng/ca).
   Thí sinh sẽ bốc thăm đề thi thực hành vào ngày 27/8/201 khi học quy chế thi, đi chợ mua vật liệu đúng theo đề bốc thăm. Ngày 28/8/2011 thi thực hành tại Hội đồng thi theo món ăn đã trúng thăm.
  Thí sinh cần mang theo dụng cụ: Bếp dùng cồn khô(không được dùng bếp ga); và các dụng cụ nấu ăn như Dao, thớt, khay, thìa, chén, đĩa, muỗng, nồi, chảo và gia vị cần thiết theo yêu cầu ở đề thực hành, giấy báo ... Nguyên liệu chỉ được sơ chế (rửa, cắt, thái, ướp gia vị) không được làm chín. Thí sinh phải lưu ý về an toàn vệ sinh thực phẩm và cẩn thận trong việc nấu nướng, đề phòng hỏa hoạn.
  3. Nuôi cá: Thời gian thi thực hành 30 phút/ca, thi tại ao, hồ do trường đã chuẩn bị trước. Các trường được chọn đặt hội đồng có trách nhiệm chuẩn bị: Ao, hồ, địa điểm, cá giống và nguyên liệu thuốc bệnh nghề chăn nuôi cá đủ cho thí sinh dự thi(kinh phí thu từ thí sinh dự thi theo thực chi). Thí sinh cần mang theo tiền để mua nguyên liệu, vật tư, dụng cụ, giống cá, thuốc trừ bệnh... có liên quan đến đề thi.
  Vật tư cần chuẩn bị cho một phòng thi có 24 thí sinh gồm: Dụng cụ làm thủy nhiệt kế: 1 lọ nhựa trong có nút cao su, 1 thủy nhiệt kế, 3 lọ 100ml chứa 3 mẫu nước ao; Dụng cụ làm đĩa secchi: 1 miếng nhựa tròn đường kính 20cm, sơn đen trắng xen kẽ, 1 quả dọi, 1m dây cước, 3 mẫu nước ao; 1 mẫu giấy quỳ đo độ pH; Cá mè: kích thước 2 – 3cm (500g), 2 con có kích thước 20cm; Cá chép: kích thước 2 – 3cm (500g), 2 con có kích thước 20cm; 1 Thước dây; 2 hộp dụng cụ đồ mổ; 2 kính lúp; 1 Cân, 2 xô, chậu, 2 vợt bắt cá; 1 cuốc, xẻng, dụng cụ ủ phân; 2 lọ thuốc kích dục cá; 2 kim tiêm nhỏ; Muối ăn 0.5 kg; Cá trôi nhỏ 0.5 kg; Cá rô phi nhỏ 0.5 kg; Trắm cỏ 0.5 kg.
  4. Làm vườn: Thời gian thi thực hành 30 phút/ca, thi tại sân bãi do trường đã chuẩn bị trước. Các trường được chọn đặt hội đồng có trách nhiệm chuẩn bị: sân bãi, luống gieo, dao ghép, kéo cắt cành, xô, chậu, cuốc nhựa, thùng tưới, cuốc, cào,nguyên liệu, hạt giống, thuốc trừ sâu bệnh….đủ cho thí sinh dự thi(kinh phí thu từ thí sinh dự thi theo thực chi). . Thí sinh cần mang theo tiền để mua nguyên liệu, vật tư, dụng cụ, hạt giống, thuốc trừ sâu bệnh...có liên quan đến đề thi.
  Vật tư cần chuẩn bị cho một phòng thi có 24 thí sinh gồm: Túi polime: 10x6cm, 15x10cm, 18x16cm. Mỗi loại 100g; Hạt để gieo (tùy địa phương mà chọn loại hạt thích hợp) 0.5 kg; Cây để lấy cành giâm (100 hom).; Cây lấy cành chiết, mắt ghép (5 cành); Cây lấy gốc ghép 10 cây; Cây để trồng 6 cây; Dây buộc mắt ghép; Dụng cụ bó bầu để chiết cành; 4 cuốc, xẻng đào hố; Phân: N, DAP, K, P, NPK, Lân vi sinh mỗi loại 100 gam; Đồng sunphat, vôi: mỗi loại 200g ; 4 xô, chậu chứa nước; Cây trong vườn trường dùng cắt tỉa, tạo dáng (2 cây); Dây kẽm 0.5mm: 1 cuộn dài 2m; Phân chuồng 10 kg; Khu vườn đủ diện tích theo quy định.
  5. Trồng rừng: Thời gian thi thực hành 30 phút/ca, thi tại sân bãi do trường đã chuẩn bị trước. Các trường được chọn đặt hội đồng có trách nhiệm chuẩn bị: sân bãi, luống gieo, thùng tưới, cuốc, cào, nguyên liệu, hạt giống, thuốc trừ sâu bệnh…. đủ cho thí sinh dự (kinh phí thu từ thí sinh dự thi theo thực chi). Thí sinh cần mang theo tiền để mua nguyên liệu, vật tư, dụng cụ , hạt giống, thuốc trừ sâu bệnh... có liên quan đến đề thi.
  Vật tư cần chuẩn bị cho một phòng thi có 24 thí sinh gồm: Luống gieo chuẩn bị trước 2 luống 20m2 ; Hom keo lai 60 hom; Phèn xanh 0,1kg, vôi 0,1kg; Túi bầu (9x18) 25bầu, (12x20) 10 bầu,(6x12) 30 bầu,(10x18) 20 bầu; Hạt Bạch đàn 0,15kg, hạt Tràm bông vàng 0,4kg ; Cây trồng 2 cây; Lân 0,5kg. Dụng cụ: cuốc 8 cây, cân 1 cái, thau 8 cái, đinh 10cm 4 cây, que khuấy 4 cây, kéo cắt cành 2 cây, ray 2 cái, thước 0,5m 4 cây, khăn 2 cái, sàng đất 1 cái, thùng tưới 2 cái, thuốc tím 1g, dây nylon 4 cuộn, thuốc Benlat, thuốc IBA, cuốc chim 1 cái, xẻng 2 cái, nhiệt kế 1 cái, nước sạch.
  6. Môn Tin học: Cấp THPT thời gian thi thực hành 40 phút/ca, Cấp THCS thời gian thi thực hành 30 phút/ca thi tại phòng máy tính. Các Hội đồng thi chia ca theo số lượng của phòng máy tính và thông báo các ca thi thực hành cho thí sinh.
 7.  Môn thêu tay: Thí sinh cần mang theo vải trắng có kích thước 15 x 15 cm; khung thêu; chỉ thêu đủ màu; kéo, kim thêu; giấy can, bút chì.
  III. Qui định nộp bài thi :
     Sau khi kết thúc thi, Chủ tịch các Hội đồng tiến hành niêm phong các bài thi như sau:
  - Bài thi lý thuyết được niêm phong thành một gói;
  - Bảng ghi tên, ghi điểm phần thi lý thuyết NPT niêm phong thành một gói;
  - Bảng ghi tên, ghi điểm phần thi thực hành (đã cho điểm) niêm phong thành một gói;
  - Các loại biên bản niêm phong thành một gói.
  Bảng danh sách ghi tên, ghi điểm phải đủ chữ ký của thí sinh và chữ ký của giám thị (thi phần lí thuyết, giám khảo, trợ khảo (thi phần thực hành); danh sách các phòng thi lý thuyết, thi thực hành phải sắp xếp theo thứ tự số phòng thi từ nhỏ đến lớn trước khi niêm phong.  
                  Nộp bài thi:
   - Các Hội đồng thuộc Tp. Biên Hòa, thi xong nộp ngay về Trung tâm KTTH-HN;
   - Các huyện, thị do chuyên viên phòng GDTrH đi thu bài thi vào ngày 29/8/2011.
Nhận được thông báo này, các đơn vị phải thông báo ngay đến học sinh đã đăng ký dự thi:

[TTg]Hỗ trợ kinh phí đóng BHXH cho GV MN công tác trước năm 1995 chưa đủ điều kiện hưu trí

Số:45/2011/QĐ-TTg, ngày 18/8/2011 (tải về)

QUYẾT ĐỊNH
VỀ QUY ĐỊNH HỖ TRỢ MỘT PHẦN KINH PHÍ ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN MẦM NON CÓ THỜI GIAN CÔNG TÁC TỪ TRƯỚC NĂM 1995 NHƯNG CHƯA ĐỦ ĐIỀU KIỆN HƯỞNG CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quyết định này quy định việc hỗ trợ một phần kinh phí cho người đã có thời gian làm giáo viên mầm non trước năm 1995 đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu hằng tháng theo quy định.
2. Đối tượng áp dụng là người đã có thời gian làm giáo viên mầm non trước năm 1995 tại các cơ sở giáo dục mầm non bao gồm: trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thuộc các loại hình công lập, dân lập và bán công chưa chuyển đổi có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 2 của Quyết định này.

Điều 2. Điều kiện được hưởng hỗ trợ, mức hỗ trợ và thời gian được hưởng hỗ trợ
1. Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định này được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại điểm a khoản 2 Điều này với các điều kiện sau:

a) Đã có thời gian công tác trong cơ sở giáo dục mầm non trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, liền sau đó được tuyển dụng hoặc ký hợp đồng lao động làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non.
b) Khi nghỉ việc có đủ tuổi đời theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội và có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.
c) Chưa nhận chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần, cam kết tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

2. Mức hỗ trợ, thời gian được hưởng hỗ trợ
a) Mức hỗ trợ
Nhà nước hỗ trợ kinh phí bằng 13% tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm đối tượng được hưởng hỗ trợ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Khuyến khích các địa phương, cơ sở giáo dục mầm non hỗ trợ thêm kinh phí đóng bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng được hưởng hỗ trợ theo quy định tại Quyết định này.
b) Thời gian được hưởng hỗ trợ
Thời gian được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định này là số tháng thực tế làm giáo viên mầm non trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 của người được hỗ trợ nhưng tối đa không quá 60 tháng.

Điều 3. Phương thức hỗ trợ
1. Nhà nước hỗ trợ kinh phí đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho các đối tượng được hưởng hỗ trợ theo quy định tại Quyết định này thông qua cơ quan bảo hiểm xã hội, thực hiện đồng thời với việc đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của cá nhân.
2. Cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho các đối tượng thuộc diện hưởng hỗ trợ theo quy định tại Quyết định này khi bảo đảm các điều kiện sau:
a) Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội;
b) Đóng phần phí bảo hiểm còn lại sau khi đã được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí theo quy định tại Quyết định này.

Điều 4. Nguồn kinh phí
1. Nguồn kinh phí thực hiện chi hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Quyết định này được cân đối trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo hàng năm của các địa phương và nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ Ngân sách Trung ương.
2. Ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương theo nguyên tắc: ngân sách trung ương hỗ trợ 100% nhu cầu kinh phí đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa tự cân đối được ngân sách, hỗ trợ 50% đối với các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương dưới 50%; các tỉnh, thành phố còn lại, ngân sách địa phương tự đảm bảo theo phân cấp ngân sách hiện hành.

Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định này.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo triển khai thực hiện trong phạm vi địa phương; hàng năm báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng gửi Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 6. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 10 năm 2011.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

THỦ TƯỚNG   
 
Nguyễn Tấn Dũng

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011

Hội nghị Tổng kết năm học 2010-2011 Ngành GD&ĐT Biên Hòa

Hình ảnh Hội nghị Tổng kết năm học 2010-2011 Ngành GD&ĐT Biên Hòa

Bài đăng phổ biến